Công thức tính lưu lượng khí nén cơ bản nhất

28 Tháng Một, 2021 0 Phạm Linh

Để vận hành máy nén khí một cách hiệu quả và an toàn nhất, người ta thường kiểm tra lưu lượng khí nén. Cách tốt nhất và hiệu quả là việc áp dụng công thức tính lưu lượng khí nén. Tuy nhiên, nhiều người khi sử dụng thiết bị khí nén vẫn chưa biết cách để tính được lưu lượng khí chính xác. Để giúp bạn có cái nhìn tổng quan về cách tính lưu lượng khí nén, ngay sau đây, chúng tôi sẽ giới thiệu đến bạn những thông tin cơ bản nhất về vấn đề này.

Lợi ích của việc tính lưu lượng khí nén là gì?

Máy nén khí cần được tính toán lưu lượng khí nén. Thông thường, khi cung cấp máy nén khí cho người tiêu dùng, các nhà sản xuất đã phải nêu rõ thông số về lưu lượng khí nén. Họ sử dụng các thiết bị đo chuyên dụng để đo lưu lượng và công suất trong điều kiện ổn định. Thế nhưng, khi vận chuyển máy về, lưu lượng máy sẽ thay đổi theo điều kiện môi trường làm việc của bạn. Các yếu tố ảnh hưởng đến các thông số cơ bản đó là áp suất, nhiệt độ, độ ẩm,…

Công thức tính lưu lượng khí nén như thế nào?

Công thức tính lưu lượng khí nén như thế nào?

– Kiểm tra tình trạng máy bằng cách theo dõi  lưu lượng khí nén. Trong suốt quá trình vận hành, hiệu suất của máy nén khí cũng giảm dần. Do đó, chúng ta cần tính toán lưu lượng khí nén để kiểm tra tình trạng làm việc của máy. Cùng với đó, kiểm tra công suất thiết bị và dụng cụ khí nén có thể sử dụng cho công việc nhằm tình trạng máy làm việc quá tải.

– Việc đo lưu lượng khí nén giúp máy hoạt động bền bỉ hơn. Việc tính lưu lượng khí nén giúp người dùng sẽ nắm bắt và phát hiện kịp thời những sự cố có thể xảy ra. Kiểm soát được hệ thống khí để tiết kiệm nguồn năng lượng. Do đó, bạn có thể biết được độ bền và tuổi thọ của các linh kiện.

–  Góp phần bảo vệ môi trường. Sau khi đo lường được lưu lượng khí, lượng khí này sẽ được áp dụng rộng rãi trong xử lý nước. Cùng với đó, nó được ứng dụng trong các lĩnh vực như  hóa dầu, công nghiệp nhẹ, hay các dự án dược phẩm,..

Có thể kết luận được rằng, việc đo lường và tính toán lưu lượng khí rất cần thiết. Nó góp phần giúp bảo vệ môi trường và an toàn cho người sử dụng máy nén khí. Vậy nên, khi vận hành máy nén khí, người sử dụng cần tuân thủ các quy trình thông qua công thức tính toán. 

Công thức tính toán lưu lượng khí nén thế nào?

Để việc tính toán được dễ dàng hơn, sau đây là công thức tính toán cơ bản nhất:

Lưu lượng khí nén được tính thế nào?

Lưu lượng khí nén được tính thế nào?

Trong đó:

P là mức áp suất của máy nén khí

P2 là mức áp suất cuối cùng  (kg/cm2 )

P1 là mức áp suất ban đầu (kg/cm2)

P0 là mức áp suất tuyệt đối của khí quyển (kg/cm2). 

V là thể tích của các thiết bị chứa khí nén gồm: đường ống (áp dụng lưu lượng khí qua ống), lọc khí và bình chứa khí. Cùng với đó các thiết bị làm mát hoặc máy sấy,…

T: là thời gian máy chạy từ P1  đến P2

Kết quả cuối cùng khi bạn tính được lưu lượng khí nén cuối cùng. Nếu lưu lượng bị giảm sút quá nhiều tức là hệ thống máy nén của bạn gặp sự cố. Cụ thể như bị rò rỉ khí nén, hay các bộ phận khác của máy bị hao mòn. 

Bên cạnh đó, còn sử dụng các dụng cách kiểm tra những lưu lượng khá đơn giản. Không cần sử dụng các công thức tính toán nhưng cho kết quả khá nhanh và chính xác. Sử dụng thiết bị đo lưu lượng khí nén giúp người dùng theo dõi được công suất thực tế. Ngoài ra, nó còn kiểm soát  vấn đề rò rỉ khí nén tốt hơn. 

Có thể bạn quan tâm:
Van tiết lưu khí nén là gì? Ứng dụng để làm gì?

Cách tính lưu lượng khí nén qua đường ống dẫn 

Tính lưu lượng khí nén qua đường ống dẫn một cách chính xác sẽ giúp hạn chế trường hợp tụt áp hệ thống khí nén. Trên thực tế, nếu đường ống dẫn khí quá nhỏ mà lại có lượng khí nén đi qua lớn thì vấn đề tụt áp khí sẽ xảy ra. Điều này sẽ gây ra thiệt hại tương đối lớn về chi phí. Bởi khi áp lực làm việc càng lớn thì nhu cầu sử dụng nguồn điện năng càng nhiều. 

Công thức tính lưu lượng khí nén qua đường ống cần dựa vào các yếu tố sau:

– Kích thước của đường ống dẫn khí nén

– Số lượng các khớp nối, đoạn ống dẫn uốn cong,…

– Lượng khí nén đi qua đường ống.

Công thức tính kích thước đường kính ống dẫn:

Công thức tính đường ống dẫn khí

Công thức tính đường ống dẫn khí

Trong đó 

V: Tổng lượng thể tích khí

L: Chiều dài đường ống dẫn khí

Δp: Độ tụt áp cho phép

Pmax: Áp suất làm việc lớn nhất

d: Đường kính trong ống dẫn khí

 Để thiết bị hoạt động ổn định và không gây hại cho các chi tiết bên trong hệ thống nén khí. Đặc biệt trong trường hợp thiết bị của người dùng quá cũ kỹ và làm suy giảm về tuổi thọ. Do đó, người dùng phải đầu tư loại máy nén khí mới giúp đảm bảo tiến độ công việc. Đồng thời đảm bảo sự an toàn cho mọi người.

Trên đây là toàn bộ thông tin cơ bản nhất về công thức tính lưu lượng khí nén của máy nén khí. Bài viết này cung cấp đã cung cấp những thông tin chi tiết và đầy đủ nhất. Hy vọng với bài viết này bạn sẽ có thêm những kiến thức bổ ích về máy nén khí. Mọi thông tin cần giải đáp vui lòng để lại bình luận phía dưới bài viết. 

Bài viết liên quan